Cái tên "Lenin" Vladimir_Ilyich_Lenin

"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức: Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai Lenin"[68], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.

Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản thân Lenin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được ký nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về cái tên Lenin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái tên này làm bí danh cho mình.

Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga, Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lenin không phản đối Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự kiện này.

Tượng và tên thành phố

Tượng Lenin ở thành phố Arkhangelsk

Trong suốt thời đại Xô Viết, nhiều bức tượng của Lenin được dựng lên khắp Đông Âu. Mặc dù rất nhiều bức tượng đã bị hạ xuống, một số vẫn còn tồn tại, và một số tượng lại được dựng mới[69].

Riêng tại Ukraine, phong trào Euromaidan năm 2014 đã tiến hành bạo động, lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga, lập nên chính phủ cánh hữu Maidan, chính phủ mới này bị Nga cáo buộc là ủng hộ chủ nghĩa phát xítchủ nghĩa bài Nga. Chính phủ Maidan chủ trương “tất cả những gì liên quan đến Liên Xô phải bị xét lại, tất cả những gì liên quan đến Nga phải được xóa sạch”, theo đó các lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức bị bãi bỏ, trong khi những ngày có liên quan đến “Cách mạng cam” và Chủ nghĩa phát xít được ấn định làm ngày lễ quốc gia[70]. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, cuộc chiến mà hàng triệu người Ucraina đã góp phần xương máu, cũng bị xóa khỏi sách giáo khoa lịch sử vì bị coi là "tàn dư tuyên truyền thời Liên Xô", các cuộc diễu binh để kỷ niệm ngày Ngày Chiến thắng 9/5 cũng bị hủy bỏ. Theo chính sách phá hủy mọi biểu tượng thời Liên Xô, chính phủ Maidan đã ra lệnh dỡ bỏ 1.320 bức tượng của Lenin cùng 1.069 di tích khác từ thời Liên Xô, cũng như đổi tên nhiều thành phố, con đường có liên quan tới các nhân vật Nga[71].

Tượng Lenin bị phá dỡ tại công viên Khmelnytski trong phong trào Euromaidan tại Ucraina năm 2014

Năm 2012, các nhà luật gia của đảng đối lập Dân chủ Cấp tiến Nga đã đưa ra một dự luật, mỗi vùng nên trưng cầu dân ý quyết định là có muốn giữ các tượng Lenin ở vùng mình không, một trong những lý do là tiền bảo trì. Dự luật này cũng được một số đại biểu của đảng cầm quyền Thống nhất Nga hoan nghênh, nhưng nó bị đảng Cộng sản Nga phản đối dữ dội. Dự luật cuối cùng đã được rút lại[72]

Dù Liên Xô đã tan rã, nhưng tại Nga, các di tích thời Liên Xô được bảo tồn như một cách để giáo dục thế hệ sau lòng trân trọng lịch sử. Hàng ngàn bức tượng Lenin lớn nhỏ vẫn đứng tại các công viên, quảng trường công cộng. Một bức tượng Lenin cao 22 mét ở Quảng trường Kaluzhskaya là một trong những bức tượng lớn nhất trong thành phố Moscow (những tượng khác bao gồm Peter Đại đếYuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ).

Nhiều nơi tại Nga cũng được đặt tên Lenin để tưởng nhớ ông. Thành phố Saint Petersburg, nơi mà cách mạng tháng hai cũng như tháng mười bắt đầu, được đổi tên là Leningrad vào năm 1924, 4 ngày sau khi Lenin chết. Vào năm 1991, sau một cuộc bầu cử sôi nổi giữa đảng Cộng sản và đảng Cấp tiến, chính phủ Leningrad đổi tên thành phố trở lại là Sankt-Peterburg trong khi vùng xung quanh (tỉnh Leningrad) vẫn giữ tên. Tương tự như vậy, GyumriArmenia đã được đổi thành Leninakan từ năm 1924 cho tới 1990, KhujandTajikistan Leninabad từ 1936 cho tới 1991. Thành phố Ulyanovsk (quê hương Lenin) vẫn giữ nguyên tên gọi để tưởng nhớ ông (Lenin có họ là Ulyanov).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vladimir_Ilyich_Lenin http://www.abc.net.au/news/2012-10-10/an-lenin-sta... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335881/V... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Russi... http://findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&GRid=... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m0365/is... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0... http://www.nytimes.com/2004/06/22/science/a-retros... http://rt.com/politics/lenin-monuments-removed-squ... http://www.time.com/time/magazine/0,9263,760198041... http://www.torontosun.com/2012/05/04/stress-not-sy...